Thứ Bảy, 17 tháng 11, 2012

Lam nen ky tich … ma van thua thiet moi be

Ông Huỳnh Minh Huệ, Tổng thư ký Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) công bố số liệu liệu này tại buổi họp giao ban trực tuyến giữa hai đầu cầu TP.HCM và Hà Nội do Bộ Công Thương tổ chức vừa qua. - Sở hữu giá bán lên đến 2 triệu Euro (tương đương 2,6 triệu USD), Bertone Nuccio vẫn lọt vào mắt xanh một nhà sưu tập người Trung Quốc.

Tim kiem:

Phim Hay Thang | Chung Khoan Hanoi | Chung Khoan Ngay Nay - Doanh số bán hàng của mẫu xe nhỏ xinh Scion iQ đã tăng 19% tại thị trường Mỹ trong quý I/2012.

Theo ông Huỳnh Minh Huệ, hiện tại, giá lúa mua vào đang đứng ở mức khá cao do doanh nghiệp tập trung mua vào để thực hiện các hợp đồng đã ký kết và chịu ảnh hưởng bởi việc tăng giá tại thị trường Thái Lan. Dự báo với tình hình này giá gạo còn tiếp tục tăng.

Như vậy, tình hình xuất khẩu gạo trong thời gian vừa qua đã diễn ra khá thuận lợi khi được cả lượng và giá.

Tính đến thời điểm này, giá lúa đã đạt mức 6.700 - 6.800 đồng/kg, đây là mức giá khá cao, Nguyên nhân chủ yếu là do các doanh nghiệp tập trung mua vào để thực hiện các hợp đồng đã ký kết, bên cạnh đó là bị ảnh hưởng bởi việc tăng giá gạo tại thị trường Thái Lan.

Trong thời gian sắp tới dự kiến giá gạo sẽ còn tiếp tục tăng, do ảnh hưởng từ gạo Thái Lan.

Tính đến thời điểm này, giá gạo Việt Nam đã tăng theo sát với giá gạo của Thái Lan, đây được xem là cơ hội để Việt Nam mở rộng thị trường, nâng cao giá trị xuất khẩu.

Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cho biết, lượng gạo xuất khẩu 7 tháng qua đạt 4,7 triệu tấn, trị giá 2,3 tỷ USD (tăng 9,7% về lượng và 10,8% về giá). Trong khi đó, theo Bộ NN-PTNT, lần đầu tiên tổng sản lượng lúa năm 2011 vượt con số 40 triệu tấn, đủ để có thể xuất 7,3 triệu tấn gạo.

Có thể nói, chính nông dân là những người góp phần lớn vào thành tích ấn tượng kể trên.

Tiến sĩ Võ Hùng Dũng, Giám đốc Phòng Thương mại và Công nghiệp TP Cần Thơ, cho biết Thái Lan đã và đang tìm hiểu lẫn thán phục nông dân Việt Nam về sự linh hoạt và dạn dày, có thể đứng vững trước những tình huống bất lợi của thị trường. Năng suất lúa Việt Nam ở mức cao nhất trong các nước ASEAN.

Báo chí Thái Lan từng viết, xuất khẩu gạo tăng nhanh của Việt Nam chủ yếu là do khả năng cạnh tranh cao, nhờ chi phí thấp hơn, giá tương đối rẻ và chất lượng được cải thiện. Thái Lan khó có thể cạnh tranh với Việt Nam về xuất khẩu gạo (trắng) bởi nhiều yếu tố như năng suất thấp hơn, chi phí sản xuất và giá cao hơn, tiếp thị lại rời rạc.

Trước đó, báo cáo của Đại học Haward, Trung tâm Nghiên cứu kinh tế và chính sách Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội và Viện Chính sách và Chiến lược PTNT (IPSARD - Bộ NN-PTNT)… đều nhận định, với 1.000 đồng kích cầu nông nghiệp sẽ kích thích sản xuất 1.622 đồng và 1% GDP = 1 triệu việc làm mới, là những con số cao nhất so với việc kích cầu vào những lĩnh vực khác. Không chỉ đảm bảo an ninh lương thực cho toàn xã hội mà còn góp phần hạn chế đà lạm phát, nhập siêu.

Nhưng theo GS-TS Peter Timmer, chuyên gia cao cấp Trung tâm Hội nhập toàn cầu của Mỹ, bà con nông dân là đối tượng dễ bị tổn thương nhất trong một thị trường đầy biến động. Khi giá lúa gạo tăng cao, bà con hưởng lợi ít nên không thể trở nên giàu có nếu chỉ trồng lúa, bởi diện tích quá nhỏ so với bình quân trên đầu người. Nhưng một khi giá lúa gạo sụt giảm, bà con lại chịu nhiều thiệt thòi nhất.

Tiến sĩ Đặng Kim Sơn, Viện trưởng IPSARD, không ít lần nhắc lại, khi nền kinh tế gặp khó khăn, nếu những ngành khác bị vỡ kế hoạch ảnh hưởng nhiều mặt đến kinh tế các nước, nhất là quốc gia lấy xuất khẩu làm chính như Việt Nam, chính nông nghiệp góp phần ngăn chặn sự suy giảm tốc độ tăng trưởng xuất khẩu. Nhưng cũng theo ông Đặng Kim Sơn, những con số ấn tượng trên sẽ thật sự trọn vẹn hơn nếu Nhà nước có chính sách tạo ra sự cân bằng giữa trách nhiệm và quyền lợi, hạn chế thấp nhất những "thương tích" cho nông dân, những người thường chịu thiệt thòi khi có biến động thị trường.

Chuyên viên kinh tế Nguyễn Văn Sơn thuộc Trung tâm nghiên cứu Phát triển ĐBSCL - người gắn bó với miền Tây trước và sau năm 1975 cho rằng, vùng này hiện đang tồn tại nhiều nghịch lý: là nơi sản xuất hàng hóa phát triển nhất nhưng tỷ lệ người nghèo, trẻ em thất học cũng nhiều nhất; là nơi đóng góp 90% lượng gạo và 60% kim ngạch xuất khẩu thủy sản cả nước nhưng cũng là nơi có tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng cao nhất; nông dân tích lũy thấp và tỷ lệ hộ dân sống nhà tạm bợ cũng đứng hàng nhất nước...

GDP trên đầu người của ĐBSCL chỉ bằng khoảng 2/3 mức trung bình của cả nước; Còn về tiêu dùng - được coi là một thước đo chính xác hơn cho mức độ nghèo đói thì mức tiêu dùng trên đầu người của người dân ở ĐBSCL hiện nay thấp hơn mức bình quân của cả nước khoảng 10% (290.000 so với 316.000); không những thế, lại có tốc độ tăng trưởng trong giai đoạn 1993-2003 chỉ bằng 2/3 tốc độ tăng trưởng trung bình của cả nước (63% so với 96%). Điều này có nghĩa là chênh lệch về mức sống của người dân ở ĐBSCL so với các vùng khác không những không được thu hẹp, mà còn liên tục bị nới rộng. Không ít xã đang có tỷ lệ hộ nghèo lên tới 18% -20%. Nếu tính theo tiêu chí mục tiêu thiên niên kỷ, số hộ dân còn nghèo dưới mức 1 USD/người/ngày có thể ước tính khoảng 50%.

Theo Giáo sư nông học Võ Tòng Xuân, người trồng lúa nghèo triền miên vì làm nông nghiệp không có vốn, nông dân phải vay tiền mua. Sau mỗi vụ gặt, nông dân chen chúc ở ngân hàng nông nghiệp để trả nợ. Xong nợ cũ lại vay mới để đầu tư làm vụ kế tiếp. Có tới 95% nông dân phải vay ngân hàng để sản xuất theo kiểu ăn trước trả sau.

Theo GS Võ Tòng Xuân, có tới 95% nông dân phải vay ngân hàng để sản xuất theo kiểu ăn trước trả sau.

Thực tế là người nông dân của ta từ chỗ chuyên sản xuất lúa gạo theo kiểu "tự cấp, tự túc", thì sau đó đã chuyển sang sản xuất theo kiểu hàng hóa, người nông dân bước vào thị trường. Nhưng khi bước vào thị trường thì họ luôn là người lép vế, đặc biệt là nông dân nghèo. Chẳng hạn lấy phân bón, thuốc trừ sâu trên thị trường là hai trăm, doanh nghiệp bán lại cho nông dân hai giá hai trăm rưỡi. Đôi khi có những người còn mua phải phân bón và thuốc trừ sâu giả. Thế là nông dân đã nghèo lại càng nghèo cùng cực hơn.

Trong một cuộc hội thảo mới đây, chính thứ trưởng Bộ NN-PTNT Bùi Bá Bổng cũng thừa nhận: "những thành tích mà Việt Nam có được trong xuất khẩu gạo là có thật nhưng chúng ta không khỏi day dứt vì nông dân là những người nghèo, những vùng chuyên canh trồng lúa là những vùng kém phát triển".

Đúng là giá lúa gạo qua các năm có tăng nhưng vẫn không theo kịp giá chi phí đầu vào. Năm ngoái, giá thu mua lúa tăng 15%-20% nhưng vật tư nông nghiệp như phân bón, thuốc trừ sâu tăng tới 30%. Thêm vào đó, diện tích trồng lúa của các hộ gia đình quá nhỏ, manh mún (trung bình 0,3-0,8ha) nên dù tỉ suất lợi nhuận từ trồng lúa có cao đến mấy thì tổng lợi nhuận thu được chẳng đáng là bao.

Thực tế này khiến nhiều người có cảm giác nông dân lâu nay chưa được quan tâm, họ lép vế và phải chấp nhận thua thiệt mọi bề.

Mỹ Loan

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét