Thứ Bảy, 26 tháng 5, 2012

Phim tai lieu Cau chuyen lang phi Diem mat su vo cam

PNO - Phát sóng trên VTV1 vào "giờ vàng" 21g30 các ngày thứ Tư, Sáu và Bảy từ ngày 14/3, Câu chuyện lãng phí (ĐD Hồ Chí Cường, Trung tâm sản xuất phim phóng sự - tài liệu Đài Truyền hình VN sản xuất) là bộ phim tài liệu dài bảy tập, phần nào "chỉ mặt đặt tên" tình trạng lãng phí tràn lan hiện nay. (Đời sống) - Nhìn lại những nhận xét, đánh giá của Hội đồng nghiệm thu Nhà nước và lãnh đạo EVN và các nhà chuyên môn, nhiều người cho rằng vẫn còn nhiều "bất cập khó hiểu" xung quanh những lý giải này. (NLĐ) - Thanh tra TPHCM sáng 22-3 đã công bố quyết định thành lập đoàn thanh tra nhằm làm rõ trách nhiệm các cá nhân, tổ chức có liên quan để xảy ra tai nạn chết người tại công trình ven kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè vào ngày 18-2-2012. Đoàn Thanh tra có sự phối hợp của Thanh tra Sở Nội vụ, Sở Xây dựng, Công an TP, Thanh tra Sở GTVT và Sở LĐ-TB-XH.

Công tác giải phóng mặt bằng luôn cản trở tiến độ thi công các con đường (Ảnh minh họa)

VN giàu tiềm năng, người VN cần cù, hiếu học nhưng vì sao đất nước vẫn chậm phát triển, cuộc sống vẫn gặp nhiều khó khăn - mở đầu mỗi tập phim, Câu chuyện lãng phí đã đưa ra câu hỏi làm day dứt người xem. Bộ phim không tập trung vào một vùng miền nào mà trải cái nhìn từ Bắc vào Nam, từ các con đường xây dựng dang dở đến các cảng biển, đất khu công nghiệp, các nhà máy…; chỉ rõ hầu như địa phương nào trên đất nước cũng xảy ra tình trạng lãng phí trong đầu tư xây dựng.

Bảy tập phim đã đi qua các tỉnh thành Hà Nội, Hà Nam, Quảng Trị, Bà Rịa - Vũng Tàu, TP.HCM… với tên gọi các tập lần lượt là Nhận diện lãng phí, Lãng phí cảng biển, Lãng phí quy hoạch đất khu công nghiệp, Lãng phí vì quy hoạch đô thị treo, Lãng phí vì đầu tư sai, Lãng phí vì đầu tư thiếu đồng bộ và Lãng phí vì chậm tiến độ. Mạch phim xoáy sâu vào tình trạng đầu tư dàn trải, thiếu khoa học. Khuôn hình tả thực nhiều con đường được thi công theo tốc độ "rùa bò"; các cảng được mở rộng rồi bỏ phí, không sử dụng hết công năng; từng khu đất vàng của đô thị bị bỏ hoang vì quy hoạch treo; nhiều nhà máy thép, xi măng mọc ra trong khi các nhà máy hiện tại đã thừa sản lượng… Những lãng phí không thể chấp nhận được nhưng trong mắt của người trong cuộc là chuyện bình thường, không ai có ý kiến, người nào phản ứng trở thành bất bình thường, bị cô lập. Nhiều câu nói "không biết" hoặc thái độ im lặng bất hợp tác khi đoàn làm phim hỏi đến, cho thấy sự vô cảm đang lây lan trong xã hội. Không ai thừa nhận, không ai lên tiếng, ai cũng nghĩ lãng phí đó không phải là chuyện của mình.

Không hô hào, không quy trách nhiệm, bộ phim đặt ra các vấn đề không mới nhưng cần phải nói, nói mãi đến khi nào không còn tình trạng "cha chung không ai khóc". Trong phim không có bất kỳ câu trả lời hoặc lời hứa hẹn chung chung nào của các vị quan chức có trách nhiệm. Tất cả chỉ là "ta nói ta nghe", nhưng mục đích gióng lên hồi chuông cảnh báo về hiện tượng lãng phí và thái độ vô cảm của người liên quan, chí ít cũng đã đạt được.

THÁI BẢO


Sau những kiến nghị của Hội đồng nghiệm thu Nhà nước các công trình xây dựng về việc thiếu các đường ống hút nước trong thân đập thủy điện Sông Tranh 2 nên mới xảy ra tình trạng rò rỉ nước ra bên ngoài, hiện Chủ đầu tư (Ban quản lý điện lực 3) đang khẩn trương bổ sung và hoàn thiện hệ thống ống dẫn nước theo như hồ sơ thiết kế.

Nước vẫn tuôn chảy từ trong ống phun hóa chất ra bên ngoài.

Bên cạnh, sáng ngày 22/3, theo như quan sát chúng tôi, cách bơm hóa chất vào bên trong thân đập nhằm ngăn cản dòng nước chảy ra bên ngoài của Chủ đầu tư không có tác dụng. Khi chúng tôi thử mở van của ống nhựa (ống này Ban quản lý cho rằng để bơm hóa chất vào để bịt dòng nước) ra thì nước từ trong phun ra tung tóe.

Thế nhưng theo như giải thích của ông Trần Văn Hải-Giám đốc Ban quản lý điện lực 3 thì phương pháp trên sẽ ngăn được dòng nước. "Chúng tôi đục khối bê tông ra thành hình tam giác, chiều rộng và chiều sâu lần lượt 2 cm, sau đó dùng máy khoan lỗ sâu vào bên trong 1 mét để lắp ống nhựa vào, tiếp tục chúng tôi dùng hóa chất bơm vào bên trong. Mục đích bơm hóa chất vào sẽ ngăn không cho dòng nước tiếp tục chảy ra ngoài thân đập. Chất này chúng tôi nhập từ Hàn Quốc, có tên là Plutham".

Khi PV Phunutoday dùng tay mở van ống nhựa ra thì nước chảy xối xả. Đặc biệt hóa chất như ông Hải cho biết có nguồn gốc từ nước ngoài. Tuy nhiên tại dưới chân đập, hàng loạt bình đựng hóa chất của công nhân sau khi khắc phục sự cố vứt vương vãi khắp nơi, những bình này đều ghi nhãn hiệu tiếng Việt (?).

Công nhân đang khắc phục sự cố trên đập thủy điện Sông Tranh 2.

Xung quanh vấn đề nước rò rỉ ra thân đập thủy điện Sông Tranh 2, điều làm cho nhiều người thấy khó hiểu đó là sự mâu thuẫn trong giải thích nguyên nhân sự cố. Thế nhưng trong công văn khẩn số 850/EVN-QLXD ngày 21/3 của EVN gửi cho Bộ Công thương, UBND tỉnh Quảng Nam và Cơ quan thường trực Hội đồng Nghiệm thu Nhà nước về hiện tượng nước thấm tại công trình đập chính thủy điện Sông Tranh 2, có nêu rõ: Nguyên nhân là do nước thấm không được thu gom hết về các hành lang thu nước trong thân đập và theo các ỗng dẫn ra hạ lưu.

Theo đó EVN đưa ra biện pháp khắc phục sự cố này là tập trung kiểm tra toàn bộ hệ thống thu gom và thoát nước thấm theo thiết kế đã được phê duyệt, tiến hành ngay việc thông toàn bộ các ống thu nước trong thân đập bị tắc trong quá trình thi công và thời gian vận hành vừa qua, nếu ống nào không thông tắc được thì phải bổ sung ngay….

Với lý giải trên thì EVN cho rằng nước chảy ra ngoài thân đập do các ống thu nước trong thân đập bị tắc, không thông. Nhưng chiều ngày 21/3, làm việc với lãnh đạo tỉnh Quảng Nam, Tiến sĩ Bùi Trung Dung, Phó Cục trưởng Cục kiểm định chất lượng công trình xây dựng, (thuộc Hội đồng nghiệm thu Nhà nước) cho rằng: trong quá trình xây dựng, đơn vị thi công đã "quên" khâu thiết kế đường ống thu hút nước trong thân đập nên mới xảy ra tình trạng rò rỉ nước như trên (?).

Hóa chất dùng để ngăn dòng nước mà Ban quản lý điện lực 3 cho rằng mua ở nước ngoài nhưng nhãn mác toàn tiếng Việt.

Với những lý giải còn nhiều "bất cập" của các nhà chuyên môn như vậy, thiết nghĩ dư luận vẫn còn nhiều mối nghi ngờ là điều khó tránh khỏi.

Ngoài ra, dư luận cho rằng trước đây chính Hội đồng nghiệm thu Nhà nước ngày 28/11/2011 có Thông báo số 77/TB-HĐNTNN về việc đã kiểm tra và đánh giá đập thủy điện Sông Tranh 2 đảm bảo an toàn, chất lượng. Giờ lại tiếp tục để chính Hội đồng này vào để kiểm định, đánh giá lại chất lượng liệu có công bằng?


Trước đó, khoảng 21 giờ ngày 18-2, trong lúc đi ra bờ kênh, chị Huỳnh Thị Ngọc Hiển (ngụ đường Lý Chính Thắng, phường 7, quận 3 - TPHCM) đã bị lọt xuống hố sâu gần 4 m thuộc công trình ven kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè (đoạn Hoàng Sa, phường 7, quận 3). Dù lực lượng cảnh sát cứu hộ có mặt tại hiện trường để đưa chị Hiển lên nhưng nạn nhân đã tử vong.

Nơi chị Hiển gặp nạn là miệng cống thoát nước, bên dưới đầy nước, xung quanh là công trình ngổn ngang nhưng không được rào chắn và gắn biển cảnh báo. Công trình đang thi công thuộc gói thầu N1, cải tạo mặt đường, xây dựng vỉa hè, thoát nước bờ Nam kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè, đoạn từ cầu Lê Văn Sỹ đến cầu Kiệu, do Khu Quản lý Giao thông đô thị số 1 làm chủ đầu tư.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét