Thứ Hai, 14 tháng 5, 2012

Vu 3 hoc sinh chet duoi o Me Linh, Ha Noi Chung mot noi dau…

(PL&XH) - Từ ngày sự việc xảy ra, các gia đình nạn nhân vẫn chưa nhận được một câu hỏi thăm từ Tập đoàn HUD, phải chăng những người gián tiếp gây nên những cái chết thương tâm đang chối bỏ trách nhiệm? (Tamnhin.net) - Việt Nam được thiên nhên ưu đãi cho hệ thống sông ngòi chằng chịt, với 2.360 con sông trải ra trên cả nước. Nhưng tất cả đều không phải là món quà biếu không. Lụt lội, hạn hán, sạt lở, bồi tụ... luôn luôn là những vấn nạn triền miên gây những tổn hại cho con người, chính là cái giá phải trả. (Nguoiduatin.vn) - Không chỉ là nơi lưu thông xe cộ, nhiều cây cầu còn là dấu tích lịch sử, điểm du lịch lý tưởng với những thiết kế độc đáo, hiện đại. Cùng Nguoiduatin.vn điểm danh những cây cầu độc đáo tại Việt Nam.
Vụ việc thương tâm trên xảy ra vào 15h30 ngày 30-4, 5 cháu là: Nguyễn Văn Lợi, SN 2001 (con anh Nguyễn Văn Toàn), Nguyễn Văn Lợi, SN 2001 (con anh Nguyễn Văn Thêm); Nguyễn Văn Giang, SN 1999 (con anh Nguyễn Văn Thiết), Phạm Văn Thắng SN 1998, 4 cháu đều ở thôn Nội Đồng, xã Đại Thịnh, huyện Mê Linh và Lã Văn Thiện, SN 2001 ở Liễu Trì, xã Mê Linh, huyện Mê Linh rủ nhau đi chơi đến hố nước thuộc dự án của Tập đoàn HUD, tại xã Thanh Lâm, huyện Mê Linh để tắm.

Đến 18h, cháu Nguyễn Văn Lợi (con anh Thêm) chạy về báo tin 3 cháu Nguyễn Văn Lợi (con anh Toàn), Nguyễn Văn Giang và Lã Văn Thiện bị chết đuối.


Hiện trường nơi xảy ra sự việc thương tâm. Ảnh: Hoàng Tấn

Cháu Nguyễn Văn Lợi (con anh Thêm) kể lại: "Khoảng 16h, ngày 30-4, cháu và bạn Lợi (con anh Toàn) đi thả bò ở Khu dự án đô thị Thanh Lâm - Đại Thịnh. Bọn cháu thả bò rồi ngồi nghỉ ở mấy gốc cây gần hố nước. Trời nóng quá, cháu cởi đồ xuống đó tắm nhưng chỉ đứng ở ria bờ, bạn Lợi cũng xuống tắm theo. Nửa tiếng sau thì bạn Thiện và Giang đến và xuống tắm luôn. 15 phút sau thì anh Phạm Văn Thắng đến, anh Thắng xuống tắm một lúc nhưng bảo đau đầu nên anh ấy lên và đi cắt cỏ. Khi cháu ngụp xuống nước thì cháu bị chảy máu cam nên lên bờ. Ngồi nghỉ một lát, cháu quay lại thì không thấy 3 bạn đó đâu, sợ quá cháu gọi anh Thắng ra ria bờ tìm vẫn không thấy và chạy về nhà gọi mọi người đến cứu".

Khi gia đình các nạn nhân đến nơi thì 3 cháu Lợi, Thiện và Giang đã chết. Hố nước nằm cách xa khu dân cư, khá sâu do trước đây đất được máy cẩu múc lên để trồng cây.


Cháu Nguyễn Văn Lợi kể lại.

Ông Nguyễn Văn Toàn (bố cháu Lợi) bức xúc nói: "Sự việc đau lòng của gia đình tôi đến quá bất ngờ, 2 vợ chồng đi làm ăn xa không ở nhà. Tôi rất bức xúc về việc từ ngày con trai tôi mất đến nay gia đình tôi chưa nhận được bất kỳ một lời hỏi thăm hay động viên nào từ phía Tập đoàn HUD". Ông Nguyễn Văn Khẩn (ông nội cháu Giang) bức xúc: "Gia đình tôi cũng chưa nhận được bất kỳ một lời hỏi thăm từ phía Tập đoàn HUD. Bố mẹ cháu đi làm ăn xa trên tỉnh Cao Bằng. Không ngờ chưa đầy 1 tiếng tôi mất 2 đứa cháu".

Rất nhiều người dân thôn Nội Đồng, xã Đại Thịnh hoang mang và bất bình trong việc quản lý và giám sát của Tập đoàn HUD. Đặc biệt là việc 3 cháu học sinh chết đuối tại khu dự án mà Tập đoàn HUD đang thi công. Câu hỏi đặt ra là phải chăng những người gián tiếp gây nên cái chết thương tâm trên đang chối bỏ trách nhiệm?
Sau khi nhận được tin báo về vụ chết đuối, CA huyện Mê Linh đã đến hiện trường, làm thủ tục pháp luật cho gia đình mai táng.

Như vậy, trong những ngày gần đây, liên tục xảy ra các vụ việc thương tâm như trên. Nhiều cháu nhỏ, do thiếu sự quản lý của gia đình đã rủ nhau ra các đoạn sông, hồ, ao để tắm, bơi, dẫn đến chết đuối. Các hồ nước này thường ở nơi khuất, xa khu dân cư nên khi người lớn phát hiện ra thì đã quá muộn.

Qua tìm hiểu, hố nước nơi xảy ra sự việc thương tâm trên thuộc dự án khu đô thị Thanh Lâm - Đại Thịnh 2 do Tập đoàn HUD là chủ đầu tư và thi công dự án. Tuy nhiên, dự án đã được triển khai từ rất lâu nhưng hiện nay vẫn chưa có bất kỳ hạng mục nào được thi công. Đặc biệt, khu đô thị trên được che chắn một cách sơ sài, không có bảo vệ trông coi. Trong khi, hố nước sâu trên lại không có bất kỳ một hàng rào hay biển cấm nào.

Trước đó, năm 2010 tại hố nước sâu nói trên cũng đã xảy ra một trường hợp tương tự nhưng rất may đã có người đi làm đồng gần đó phát hiện và cứu vớt kịp thời.

Sự thiếu trách nhiệm trong việc đảm bảo an toàn trong quá trình thi công của các đơn vị giám sát (Tập đoàn HUD) và sự giáo dục quản lý nhắc nhở con em mình chính là nguyên nhân dẫn đến những cái chết thương tâm trên.

Đây cũng là lời cảnh tỉnh cho những bậc làm cha làm mẹ trong việc nhắc nhở và quản lý con em mình không tham gia vào các hoạt động bơi lội tránh trường hợp tương tự.

Hoàng Tấn - Triệu Nhất

Giáo sư, Tiến sĩ Lương Phương Hậu
Giáo sư, Tiến sĩ Khoa học Lương Phương Hậu (Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) là chuyên gia đầu ngành về vấn đề chỉnh trị sông ở nước ta. Ông là người chủ nhiệm đề tài khoa học cấp nhà nước "Nghiên cứu các giải pháp khoa học, công nghệ cho hệ thống công trình chỉnh trị sông trên các đoạn trọng điểm vùng đồng bằng Bắc Bộ và Nam Bộ. Tamnhin.net trân trọng giới thiệu với bạn đọc bài viết của Giáo sư Lương Phương Hậu về vấn đề chỉnh trị sông ở Việt Nam.

Trong bốn đại họa đối với con người: thủy, hỏa, đạo, tặc thì thủy tai vẫn đứng hàng đầu. Do đó, con người phải tiến hành không ngừng những cuộc chiến đấu hoặc thương lượng với sông nước để "hưng lợi" và "trừ hại".

Xã hội càng phát triển, kinh tế càng mở mang thì những yêu cầu đối với sông nước ngày càng cao. Nhu cầu phát triển đất nước theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã đặt ra nhiều nhiệm vụ mới cho chỉnh trị sông.



Đồng bằng Bắc Bộ (ĐBBB) được bảo vệ bởi 2 loại đê. Trong đó gồm 3.000 km đê ngăn lũ của hệ thống sông và 1.500 km đê biển ngăn triều và sóng lớn của các cơn bão. Hệ thống kè gia cố bờ, mỏ hàn đã được xây dựng trên hầu hết các tuyến sông.

Theo số liệu thống kê của các địa phương, hiện nay trên các sông vùng ĐBBB có tới 165 đoạn sạt lở lớn với tổng chiều dài 252 km. Một điều thấy rõ là số lượng các đoạn sạt lở ngày một gia tăng, mặc dù đã có rất nhiều công trình chống sạt lở được xây dựng, một số đoạn sạt lở vẫn tồn tại 30-40 năm nay.
Trong vùng ĐBBB tổng chiều dài các đoạn sông có thể khai thác vận tải thủy khoảng 1.000 km, chia thành 3 hành lang chính, đều là tuyến luồng cấp quốc gia. Luồng lạch không ổn định, nhiều đoạn cong gấp, cạn, sự bồi lấp luồng lạch, bến cảng ngày một nghiêm trọng, khối lượng nạo vét mỗi năm một gia tăng trên tất cả các tuyến luồng.

Mực nước hạ thấp đã dẫn đến hạn hán cho ĐBBB. Hạn hán đã xảy ra 3 năm liên tiếp tại các tỉnh ĐBBB do mực trong vòng 100 năm lại đây. Trong khi đó hệ thống thủy lợi khu vực này lại hết sức già cỗi, không đáp ứng được tình hình mới do xây dựng từ những năm 60-70 của thế kỷ trước. Do vậy, những năm gần đây, tình trạng thiếu nước cho sản xuất nông nghiệp liên tục xảy ra. Chỉ tính trong vụ Đông Xuân năm 2009 , vào thời kỳ cao điểm đã có gần 300.000 ha thiếu nước.


Mỏ hàn gia cố bờ sông

Trong khi đó ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), do sông sâu, bờ đất yếu, sạt lở thường xẩy ra với quy mô lớn. Hơn nữa, ở ĐBSCL các đô thị, các điểm dân cư lớn thường bám sát các bờ sông, nên mỗi lần sạt lở là dẫn đến những thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản, cơ sở hạ tầng.

Hiện tại có hơn 13.000km đường sông sử dụng được vào vận tải cho phương tiện có chiều sâu chạy tàu từ l m trở lên, trong đó hơn 6.000 km đã được đưa vào các cấp quản lý. Nhưng hiện tượng ách tắc giao thông do tầu nhiều luồng hẹp, sạt lở bờ do sóng tầu đang xẩy ra nghiêm trọng, đang là vấn nạn ở nhiều nơi, điển hình là trên Kênh Chợ Gạo, Tiền Giang .

Sông Tiền và sông Hậu ban đầu đổ ra Biển Đông qua 9 cửa, nên mới có tên gọi là Cửu Long, nhưng hiện nay cửa Bắc của sông Hậu đã bị bồi lấp, nên trên thực tế chỉ còn 8 cửa. Cửa Định An của sông Hậu có lưu lượng lớn nhất, nhưng tình trạng mất ổn định tuyến luồng và bồi lắng nghiêm trọng tại của sông này trong nhiều năm qua, làm hạn chế rất nhiều hoạt động giao thông thủy của các phương tiện biển có trọng tải trên 5.000 DWT, hạn chế lớn đến phát triển kinh tế xã hội của vùng đất quan trọng này.

Trong 50 năm qua mực nước biển ở ĐBSCL đã tăng 12 cm. Nếu nước biển dâng thêm 1 m thì khoảng 70% diện tích đất vùng này bị xâm nhập mặn, mất khoảng hai triệu ha đất trồng lúa. Nhiều địa phương sẽ bị chìm trong nước. Thời gian úng ngập có thể kéo dài từ 4-5 tháng, 38% diện tích đồng bằng bị nhấn chìm, 90% diện tích đồng bằng có thể bị nhiễm mặn. Nếu mực nước biển dâng 1m thì 24,7% diện tích đất tự nhiên của Cần Thơ bị ngập, tương đương 758 km2. Chịu thiệt hại nặng nề nhất trong khu vực là tỉnh Bến Tre - 50,1% diện tích đất bị chìm, tương đương 1.131 km2.

(còn tiếp)

Trần Quang Vinh

1. Cầu Long Biên (Hà Nội)

Ra đời từ thời Pháp thuộc, cầu Long Biên được coi là cây cầu lịch sử lâu đời tại Việt Nam.

ầu Long Biên có chiều dài 1.862 m, được thi công trong thời gian 30 tháng và là cây cầu thép đầu tiên bắc qua sông Hồng. Cây cầu có cấu trúc tương tự cầu Tolbiac ở Quận 13, Paris, Pháp này được khánh thành 28/02/1902.

Một điều đặc biệt nữa của cầu Long Biên mà nhiều người chưa biết đến là nó được thiết kế bởi cha đẻ của tháp Eiffel.

2. Cầu Vĩnh Tuy (Hà Nội)

Nếu nói đến cây cầu giữ nhiều kỷ lục nhất tại Việt Nam thì cầu Vĩnh Tuy phải là số 1. Cây cầu này giữ một loạt các kỷ lục từ cây cầu rộng nhất Việt Nam, cây cầu hiện đại vào bậc nhất Việt Nam, cây cầu có kết cấu chuỗi nhịp chính vượt sông lớn nhất là tám nhịp liên tục, đúc hẫng dài và chiều dài cầu chính, cầu dẫn bằng bê tông và bê tông cốt thép dự ứng lực dài nhất...

Ngày 2/9/2009, cầu Vĩnh Tuy được thông xe sau hơn 4 năm thi công kể từ ngày khởi công 3/2/2005.

Với tổng chiều dài 5.830m, trong đó phần cầu chính vượt sông dài 3.778 m, cầu Vĩnh Tuy được kết cấu bằng bê tông cốt thép dự ứng lực gồm 77 nhịp, phần cầu chính được bố trí chuỗi nhịp dài 990m, đặt trên 2 mố và 76 trụ, trong đó 6 nhịp thông thuyền giữa sông dài 135m/nhịp. Quy mô mặt cắt ngang rộng 19,25 m. Mặt cắt ngang của các tuyến đường chính hai đầu cầu rộng 60 m (đây cũng là khổ cầu bê tông lớn nhất hiện nay tại Việt Nam).

3. Cầu Sông Hàn (Đà Nẵng)

Cầu được thiết kến bắc qua hai bờ sông Hàn với chiều dài 487,7m, rộng 12,9m, gồm 11 nhịp, mỗi nhịp dài 33m. Cả cây cầu là một thiết kế vững chắc với kết cấu dầm và tháp cầu chính bằng thép, bản mặt cầu bằng bê – tông, cốt thép.

Mặc dù công trình này là kết quả của quá trình thiết kế thi công và xây dựng hoàn toàn của kỹ sư và công nhân Việt Nam. Tuy nhiên, cây cầu xoay đầu tiên và duy nhất của Việt Nam hiện tại này vẫn thu hút đông đảo sự chú ý của du khách cũng như giới kiến trúc trong khu vực. Điều này chứng tỏ trình độ kiến trúc cầu đường Việt Nam đang dần khẳng định thương hiệu của mình trước thế giới.

4. Cầu Mỹ Thuận (Vĩnh Long - Tiền Giang)

Công trình kiến trúc nối liền hai tỉnh Vĩnh Long và Tiền Giang này được hoàn thành và đưa vào sử dụng từ năm 2000.

Cầu Mỹ Thuận là cây cầu dây văng đầu tiên của nước ta với tổng chiều dài 1.535m.

Phần cầu chính là cầu treo dây văng dài 350m, nhịp giữa thông thuyền 350m, chiều cao thông thuyền là 37,5m.

Phần cầu phụ mỗi bên gồm 11 nhịp, dài 437,6m, chiều rộng mặt cầu là 23,6m, gồm 4 làn xe cơ giới và 2 lề cho người đi bộ.

Cầu Mỹ Thuận là niềm tự hào của người dân miền Tây Nam Bộ.

5. Cầu Thủ Thiêm (TP Hồ Chí Minh)

Phải mất 5 năm từ năm 2005 đến 2010 để các nhà xây dựng hoàn thành được cây cầu Thủ Thiêm với chiều dài 1.250 m.

Cầu Thủ Thiêm có phần cầu chính gồm 5 nhịp, 6 làn xe; phần cầu dẫn phía Bình Thạnh gồm 4 nhánh, mỗi nhánh 2 làn xe; cầu dẫn phía quận 2 dài 160 m, rộng tương đương 6 làn xe.

Với thiết kế như trên, cầu Thủ Thiêm đã góp phần mở rộng không gian thành phố về phía Đông, tạo nên một khối thống nhất trong sự gắn kết với cầu Phú Mỹ, đại lộ Đông - Tây, hầm chui Thủ Thiêm.

Phan An


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét