Thứ Ba, 1 tháng 5, 2012

Thanh pho Ho Chi Minh Dau tu, nang cap co so ha tang, kiem che tai nan giao thong

may anh 3d | high school resume | Phan mem diet virus | download yahoo 11 | proshow gold |

Bảo đảm an toàn giao thông đường sắt

Thanh pho Ho Chi Minh: Dau tu, nang cap co so ha tang, kiem che tai nan giao thong

Với quyết tâm giảm thiểu tai nạn giao thông đường sắt trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã phối hợp ngành đường sắt xây dựng kế hoạch lập lại trật tự an toàn giao thông đường sắt. Thành phố đã quyết liệt trong công tác giải tỏa, trả lại hành lang đường sắt theo đúng quy định, đất đai nằm trong chỉ giới không được đền bù, chỉ được hỗ trợ kinh phí di chuyển. Đến nay, hơn 1.200 hộ dân có công trình vi phạm phải tháo dỡ và di dời. Ngoài ra, xây dựng hàng rào bảo vệ, khu vực dân cư sinh sống cạnh đường sắt đều được làm đường gom và hàng rào đường gom để ngăn chặn việc vi phạm, lấn chiếm hành lang đường sắt. Hơn 100 lối đi dân sinh được đóng lại hoàn toàn, tổ chức thành 27 đường ngang hợp pháp. Thành phố đã xây dựng 18,5 km đường gom, 22,3 km hàng rào với tổng kinh phí gần mười tỷ đồng do ngân sách thành phố và các quận đầu tư. Dự án đường gom và hàng rào đường gom hoàn thành và đạt hiệu quả cao trong việc kiềm chế, giảm thiểu tai nạn giao thông đường sắt. Thành phố Hồ Chí Minh là địa phương đầu tiên trong cả nước thực hiện thành công việc xây dựng hệ thống đường gom và hàng rào đường gom cho toàn bộ tuyến đường sắt chạy qua địa bàn. Từ chỗ tình hình diễn biến phức tạp nhất, đến nay, thành phố Hồ Chí Minh luôn là địa phương dẫn đầu về bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường sắt.

Nhiều cây cầu, đường, điểm đỗ xe mới và tuyến xe buýt nhanh sẽ được đưa vào hoạt động

Dự án cầu Sài Gòn 2 được xây dựng với 6 làn xe, có vốn đầu tư hơn 1.500 tỷ đồng sẽ được khởi công trong năm nay. Theo đó, cầu Sài Gòn 2 có kiểu dáng giống cầu Sài Gòn hiện hữu, dự kiến nằm song song về phía hạ nguồn, dài khoảng 1.500 m (cầu chính dài khoảng 995 m, rộng 23,5 m) với 6 làn xe lưu thông. Theo đánh giá của Sở Giao thông Vận tải thành phố Hồ Chí Minh, đây là một trong những công trình trọng điểm của thành phố trong năm tới. Khi cầu Sài Gòn 2 được xây dựng xong sẽ giảm tải rất lớn cho cầu Sài Gòn hiện bị quá tải, giúp giao thông từ trung tâm thành phố ra xa lộ Hà Nội để đi miền Bắc được thông suốt. Một dự án khác là nâng cấp cải tạo mặt đường bờ Bắc và bờ Nam kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè, đoạn từ cầu Lê Văn Sỹ đến Nguyễn Hữu Cảnh, cầu Phước Lộc, huyện Nhà Bè. Mục tiêu là nhằm nâng cao mạng lưới giao thông khu vực và cải thiện cảnh quan đô thị dọc bờ kênh. Theo đó, điểm đầu của dự án hợp lưu tiếp giáp với đường Lê Bình và đường Út Tịch, điểm cuối là đường Lê Văn Sỹ với chiều dài khoảng 5 km, chiều rộng 16m, bao gồm cả vỉa hè. Ngoài ra, hàng loạt các công trình cũng được đầu tư như nút giao thông ngã tư Thủ Đức, cửa ngõ phía Đông Sài Gòn được mở rộng 34m, bố trí vòng xoay trên cầu vượt nhằm giảm nạn ách tắc giao thông thường xuyên tại khu vực cửa ngõ này; xây dựng bổ sung một số hạng mục giao thông trên tuyến quốc lộ 1A...

Cũng theo Sở Giao thông Vận tải thành phố Hồ Chí Minh, trong năm 2011, thành phố sẽ phấn đấu đưa vào khai thác sử dụng các công trình, dự án chưa hoàn thành như: Đường nối từ cầu Phú Mỹ đến cầu Rạch Chiếc, tỉnh lộ 10, cầu Suối Cái, cầu Phú Long, nút giao thông Gò Dưa... Trong đó còn có đường Liên cảng A5. Cùng với đó, Sở Giao thông Vận tải thành phố Hồ Chí Minh đã có văn bản báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về việc sử dụng các dạ cầu để xây dựng bãi giữ xe vi phạm hành chính và bố trí kho bãi lưu giữ các loại vật tư thu hồi. Theo đó, phần dạ cầu Kênh Tẽ và dạ cầu Tân Thuận 2 phía quận 4 không thực hiện việc xây dựng bãi giữ xe vi phạm mà giao cho Ủy ban nhân dân quận 4 xây dựng công viên và tăng cường mảng xanh. Đối với dạ cầu Kênh Tẽ và dạ cầu Tân Thuận 2, khu vực phía quận 7, Sở Giao thông Vận tải thành phố Hồ Chí Minh kiến nghị tiếp tục để Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Dịch vụ Công ích Thanh niên xung phong xây dựng bãi giữ xe vi phạm. Tuy nhiên, đơn vị này phải thiết kế lại và trình Sở Giao thông Vận tải xem xét thông qua trước khi triển khai để bảo đảm mỹ quan, tạo thuận lợi cho công tác duy tu, sửa chữa cầu.

Ngân hàng Thế giới cũng đã đề xuất chi khoảng 300 triệu USD giúp thành phố Hồ Chí Minh phát triển hệ thống vận tải hành khách công cộng. Trong đó, 150 triệu USD dùng để xây dựng tuyến xe buýt nhanh đầu tiên, 80 triệu USD để thực hiện dự án đổi mới 1.680 xe buýt và 70 triệu USD để đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng, kỹ thuật phục vụ hoạt động vận tải hành khách công cộng. Như vậy, tuyến xe buýt nhanh 6km, chạy dọc đại lộ Võ Văn Kiệt, chia làm 2 giai đoạn: giai đoạn 1 từ Bến xe Miền Tây đến chợ Bến Thành, giai đoạn 2 từ Bến xe Miền Tây đến Suối Tiên, sau khi hầm vượt Thủ Thiêm hoàn thành. Dự kiến đến năm 2013 sẽ đưa vào sử dụng tuyến xe buýt nhanh trước hệ thống metro. Xe buýt nhanh hoạt động như một đoàn tàu với nhiều xe, chạy trên làn đường ưu tiên và vận chuyển khối lượng lớn hành khách, chi phí đầu tư thấp hơn nhiều so với metro./..

Theo www.baomoi.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét