Thứ Sáu, 1 tháng 6, 2012

Su co o Thuy dien Song Tranh 2 Khong the coi thuong

(HNM) - Trong khi Ban Quản lý dự án (QLDA) Thủy điện 3 tiếp tục khẳng định vết nứt của Thủy điện Sông Tranh 2 không ảnh hưởng đến chất lượng công trình thì các nhà khoa học đang lo lắng và cho rằng không thể xem thường vấn đề này. Được biết, hôm nay (21-3), Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng (Bộ Xây dựng) sẽ vào làm việc chính thức với BQLDA Thủy điện 3 về những vấn đề xung quanh sự cố này. Nhiều hoạt động phong phú, hấp dẫn Giám sát chặt nguồn vốn đầu tư


Nước tuôn như thác qua khe nứt phía nam cửa xả.

Thân đập chính xuất hiện hai vết nứt lớn. Ảnh: Trí Tín

Người dân bất an

Ngày 20-3, UBND huyện Bắc Trà My (tỉnh Quảng Nam) tiếp tục gửi văn bản thứ hai đến UBND tỉnh Quảng Nam, đề nghị chỉ đạo các ngành liên quan vào cuộc kiểm tra các vết nứt và chất lượng công trình để tránh rủi ro hiểm họa cho người dân. Theo ông Lê Văn Tuấn, Chánh Văn phòng UBND huyện, dù nhận được văn bản trả lời của Ban QLDA Thủy điện 3 ngày 19-3, khẳng định vết nứt là khe nhiệt và nước thấm ở các vết nứt nằm trong độ an toàn cho phép và không ảnh hưởng chất lượng công trình, nhưng UBND huyện vẫn không an tâm. Ông Tuấn lý giải, vì Ban QLDA Thủy điện 3 là đại diện cho chủ đầu tư nên khó có thể nhận xét khách quan về chất lượng công trình của mình. Chính vì vậy, UBND huyện Bắc Trà My đề nghị có đơn vị kiểm tra độc lập về chất lượng công trình để trả lời cho người dân và có hướng xử lý đúng đắn. Theo ông Tuấn, hiện UBND tỉnh cũng đã chỉ đạo các ngành chuyên môn đi kiểm tra hiện trạng công trình.

Ghi nhận trên công trường ngày hôm qua (20-3) cho thấy, nước vẫn tiếp tục chảy qua các vết nứt trên thân đập, tuy nhiên không thấy có công nhân xử lý các vết thấm như ngày trước đó. Trong khi đó, người dân đang tỏ ra rất lo lắng. Ông Trần Văn Nga (xã Trà Tân, huyện Bắc Trà My) cho biết, người dân ở đây vẫn rất lo sợ, hoang mang bởi hồ thủy điện này như túi nước treo trên đầu, nhỡ có sự cố thì không chạy kịp. Ông Tuấn cho biết, chiều 20-3, UBND huyện đã có văn bản đề nghị người dân vùng hạ lưu công trình thủy điện này bình tĩnh vì cơ quan chức năng đang có hướng xử lý an toàn cho bà con.

Sáng 20-3, lãnh đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã đi kiểm tra đập thủy điện, sau đó tổ chức họp. Tuy nhiên, đơn vị này từ chối trả lời báo chí về kết quả kiểm tra cũng như thông tin cuộc họp. Khi được hỏi về phương án xử lý các vết thấm, ông Trần Văn Hải, Trưởng ban QLDA Thủy điện 3 chỉ nói ngắn gọn, rằng vết thấm nằm trong tầm kiểm soát và đó chỉ là những điểm nhỏ của công trình mà đơn vị thi công đang xử lý bình thường nên không có phương án gì cả.

Giới khoa học lo lắng

Chiều 20-3, GS-TS Nguyễn Đình Xuyên (nguyên Viện trưởng Viện Vật lý địa cầu) cho rằng, cần phải sớm thành lập đoàn kiểm tra liên ngành để đánh giá "sự cố" đập Thủy điện Sông Tranh 2. Cụ thể là xem vết nứt do yếu tố nội sinh (bê tông) hay ngoại sinh (động đất). Nếu là yếu tố ngoại sinh hoặc kết hợp cả hai thì rất nguy hiểm. Do đập được xây dựng trên nền đá nên vết nứt do sự đè nén cũng cần cẩn trọng và không thể nói hiện tượng trên là không nguy hiểm.

GS-TSKH Phạm Hồng Giang, Chủ tịch Hội Đập lớn và Phát triển nguồn nước Việt Nam cho biết, về kỹ thuật xây đập chắc chắn phải ngăn được nước từ thượng lưu thoát xuống hạ du và ngăn dòng thấm xuyên qua vật liệu, dù đó là bê tông đầm lăn hay bê tông thường hoặc bằng đất, đá. Nếu đập nứt, nước chảy qua, dòng thấm sẽ gây ra xoáy ngầm làm suy giảm chất lượng của đập và nếu quá trình này kéo dài có thể sẽ gây ra hậu quả xấu. Với vết nứt ở đập Thủy điện Sông Tranh 2 cần phải xử lý khẩn trương và nghiêm túc.

Chuyên gia có nhiều năm nghiên cứu về công nghệ thi công bê tông đầm lăn, GS Vũ Thanh Te (ĐH Thủy lợi Hà Nội) cho biết, việc xử lý vết nứt như ở Thủy điện Sông Tranh 2 sẽ không đơn giản. Do đó, đơn vị có trách nhiệm cần tổ chức đoàn kiểm tra khảo sát, từ đó đưa ra giải pháp can thiệp mới có hiệu quả tốt.

Mặc dù chủ đầu tư của Nhà máy Thủy điện Sông Tranh 2 khẳng định những vết nứt trên thân đập hoàn toàn nằm trong tính toán thiết kế và việc theo dõi, khắc phục sự cố đang tiếp tục được triển khai, tuy nhiên dư luận chưa thể an tâm với những gì đang diễn ra ở đây. Cụ thể là từ đầu tháng 11-2011 đến đầu năm 2012, tại địa phận huyện Bắc Trà My (tỉnh Quảng Nam) - nơi Thủy điện Sông Tranh 2 tọa lạc - đã xảy ra 4 trận động đất với cường độ lớn nhất đạt 3,3 độ richter. Hiện tượng này được khẳng định là do động đất kích thích, xuất hiện sau khi hồ thủy điện tích nước đi vào hoạt động. Cũng cần nhấn mạnh rằng, trong các nghiên cứu, khảo sát đã tiến hành phục vụ xây dựng đập Thủy điện Sông Tranh 2, Viện Vật lý địa cầu đánh giá khu vực xây nhà máy có khả năng phát sinh động đất cực đại với độ lớn 5,5 độ richter và thiết kế của đập đã tính đến yếu tố này. Nhưng điều đó đã đủ để bảo đảm an toàn cho chính công trình này cũng như vùng hạ du?
Thủy điện Sông Tranh 2 có tổng mức đầu tư 5.194 tỷ đồng, xây dựng từ tháng 3-2006 gồm hai tổ máy (tổng cộng 190MW). Cuối năm 2010 cả hai tổ máy này đều chính thức phát điện. Bờ đập chính của hồ chứa nước xây dựng nằm sát tỉnh lộ 616. Hiện dung tích hồ chứa nước của Thủy điện Sông Tranh 2 thuộc hàng lớn nhất miền Trung, với khoảng 730 triệu mét khối nước, được thiết kế cao hơn vùng hạ lưu khoảng 100m.

Phu Tho chuan bi cho ngay Gio To

Mặc dù không phải năm chẵn nhưng với tấm lòng thành kính, biết ơn công đức tổ tiên, tỉnh Phú Thọ đang tích cực chuẩn bị cho Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng năm Nhâm Thìn - 2012. Năm nay là một năm đặc biệt khi hát Xoan Phú Thọ được UNESCO vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể nhân loại, hồ sơ Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương cũng đang trong quá trình hoàn chỉnh để trình UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

Các hoạt động phần Lễ và phần Hội trong Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng năm nay được tổ chức từ ngày 26 đến 31-3 (tức ngày 5 đến 10-3 năm Nhâm Thìn), diễn ra trong phạm vi Khu di tích lịch sử Đền Hùng, thành phố Việt Trì và các xã, phường vùng ven. Trong đó, Lễ giỗ Tổ Lạc Long Quân, Lễ dâng hương Tổ mẫu Âu Cơ vào ngày 27-3 (6-3 âm lịch) và Lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng vào ngày 31-3 (10-3 âm lịch). Các hoạt động phần Hội được gắn với Chương trình Du lịch về cội nguồn năm 2012 của ba tỉnh Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai. Trong thời gian này sẽ có nhiều hoạt động văn hóa, thể thao hấp dẫn, trải dài từ thành phố Việt Trì đến Khu di tích lịch sử Đền Hùng, như rước kiệu của các xã, phường về Đền Hùng; đánh trống đồng, múa sư tử và hát Xoan tại khu vực Bức phù điêu; liên hoan Tiếng hát làng Xoan của các phường Xoan; triển lãm ảnh Các di tích thờ Hùng Vương và liên quan đến thời đại Hùng Vương ở Việt Nam tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng; thi gói, nấu bánh chưng và giã bánh giày của một số tỉnh, thành phố; thi đấu bóng chuyền nam, cờ tướng, vật dân tộc và bắn nỏ của các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh. Cùng thời điểm này, tại thành phố Việt Trì sẽ diễn ra giải bóng chuyền các đội mạnh toàn quốc tranh cúp Hùng Vương năm 2012; hội thi bơi chải trên sông Lô; hội chợ Hùng Vương năm 2012 và bắn pháo hoa tầm thấp vào hồi 21 giờ ngày 30-3 (9-3 âm lịch).

Vào những ngày này, đồng bào từ khắp mọi miền Tổ quốc và kiều bào ta ở nước ngoài đều hướng về Nghĩa Lĩnh. Biết bao người không quản đường sá xa xôi, về với cội nguồn để thắp nén tâm nhang, bày tỏ lòng biết ơn công đức tổ tiên. Để tạo điều kiện thuận lợi trong các hoạt động khi hành hương về Giỗ Tổ, Khu di tích lịch sử Đền Hùng đã quy hoạch, sắp xếp địa điểm bán hàng lưu niệm, hoạt động dịch vụ, bố trí lực lượng hướng dẫn đồng bào về dự lễ hội. Cùng với các đơn vị kiểm tra, duy tu sửa chữa kịp thời các tuyến đường nội bộ, các công trình công cộng, nhà vệ sinh; hệ thống điện, nước; bổ sung biển chỉ dẫn và bảo đảm công tác vệ sinh môi trường trong khu vực Đền Hùng trước, trong và sau thời gian lễ hội.

Xứng tầm Di tích quốc gia đặc biệt

Được công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt xứng đáng là nơi trang trọng thờ cúng tổ tiên, trong những năm qua, việc bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị các di tích lịch sử, rừng quốc gia, cảnh quan thiên nhiên tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng luôn được Đảng, Nhà nước, các cấp, các ngành và nhân dân quan tâm. Hiện nay, quần thể trong Khu di tích gồm Đền Thượng, Đền Trung, Đền Hạ, Đền Giếng, Đền thờ Quốc Mẫu Âu Cơ, Đền thờ Lạc Long Quân đã tạo nên một không gian tâm linh trang nghiêm, bề thế để đón đồng bào và du khách về thăm viếng ngày càng đông hơn, đáp ứng được nguyện vọng của đồng bào trong nước và ngoài nước, bạn bè quốc tế mỗi lần về thăm viếng Khu di tích. Các công trình, hạng mục công trình kiến trúc cảnh quan, hạ tầng kỹ thuật được đầu tư đều bảo đảm giá trị không gian văn hóa của Khu di tích.

Cùng với đó, nhiều công trình, hạng mục cũng được triển khai xây dựng mới như Trung tâm lễ hội; hệ thống cấp nước cải tạo cảnh quan và phòng, chống cháy rừng; hệ thống hồ dưới chân núi Hình Nhân và đồi Lật Mật (hồ Cây Khê); hệ thống vỉa hè từ cổng biểu tượng vào khu cảnh quan chung quanh Đền Giếng đã được xây dựng khang trang tạo nên một không gian độc đáo, đáp ứng được lòng mong mỏi của đồng bào khi về với nguồn cội. Ngoài ra, tỉnh Phú Thọ còn tập trung xây dựng nhiều hạng mục, công trình phụ trợ và cảnh quan, không gian thoáng mát, xanh - sạch - đẹp; hoàn thành quy hoạch chi tiết cảnh quan Hồ Mẫu với diện tích 51 ha; lập quy hoạch chi tiết khu Tháp Hùng Vương, lập mới 19 dự án, tiểu dự án, trong đó nhiều dự án, tiểu dự án đang triển khai. Tỉnh Phú Thọ đang tập trung mọi nguồn lực để từng bước hoàn thành quy hoạch phát triển Khu di tích đến năm 2015 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Những ngày gần đến lễ hội, đồng chí Nguyễn Xuân Các, Giám đốc Khu di tích đã cùng nhóm phóng viên chúng tôi mượn hơn 200 m dây thừng của người dân, lên Đền Thượng, dùng dây buộc vào các gốc cây theo lối đường mòn từ đỉnh núi Nghĩa Lĩnh xuống chân núi.

Giám đốc Khu di tích Nguyễn Xuân Các cho biết, những khối đá lớn mầu xanh nằm sau Đền Thượng, được vận chuyển lên đây từ năm 2007 để trùng tu Đền Thượng. Dự án trên trị giá bảy tỷ đồng đã được phê duyệt và chuẩn bị xây dựng sau khi Lễ hội Đền Hùng năm 2012 kết thúc. Rừng quốc gia Đền Hùng có diện tích 538 ha, có hệ thực vật đa dạng, có nhiều loại gỗ quý tập trung trên diện tích 32 ha bao trùm núi Hùng. Chính vì vậy, trong những năm qua, công tác phát triển và bảo vệ rừng được triển khai thực hiện nghiêm túc.

- Chặt một cây cũng phải báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh. Nếu cây chết đổ do mưa bão cũng không được mang ra khỏi rừng. Đồng chí Nguyễn Xuân Các khẳng định. Ngoài ra, quanh Khu di tích, ngoài lực lượng bảo vệ rừng của Khu di tích còn có một trạm kiểm lâm và Đồn công an Đền Hùng.

Một "con đường mòn" được đơn vị thi công chôn một số cột to bằng thân cây bạch đàn để tạo thuận tiện cho việc vận chuyển vật liệu xây dựng và những phiến đá xanh nặng hàng tấn lên tu bổ Đền Thượng. Hai bên đường từ Đền Thượng xuống Đền Hạ trong số hơn 140 cây bị đổ do trận bão tháng 8-2011, vẫn còn một số cây và gốc cây nằm ven đường.

Khu di tích lịch sử Đền Hùng được quan tâm đầu tư, quy hoạch và xây dựng xứng tầm là Di tích quốc gia đặc biệt. Các nơi thờ tự trang nghiêm, có không gian rộng mở thể hiện lòng thành kính biết ơn công đức tổ tiên, đồng thời đáp ứng mong mỏi của du khách thập phương khi về với Đền Hùng.


An Giang phat huy hieu qua dau tu cong

Bố trí và giám sát chặt chẽ nguồn vốn đầu tư từ việc phân bổ nguồn vốn, huy động nguồn lực, thẩm định, phê duyệt, kiểm tra, giám sát thực hiện kế hoạch theo từng giai đoạn có ý nghĩa quan trọng. Thực tế những năm qua, nguồn ngân sách Trung ương hỗ trợ các địa phương ngày một hạn chế, có trọng tâm trọng điểm, nguồn ngân sách địa phương khá thấp, trong khi nguồn lực huy động trong nhân dân hết sức khó khăn. Các yếu tố trên buộc công tác đầu tư công trên địa bàn tỉnh An Giang phải quán triệt tinh thần "liệu cơm gắp mắm", chấm dứt đầu tư dàn trải quyết định hiệu quả sử dụng đầu tư công phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Năm 2011, An Giang đã tập trung vốn đầu tư cơ bản cho các lĩnh vực có vai trò then chốt như: giáo dục, dạy nghề chiếm 31,82% kế hoạch vốn, giao thông chiếm 14,02%, nông, lâm, thủy sản chiếm 8,57%...

Không chỉ sử dụng công cụ giám sát, lãnh đạo tỉnh còn tăng cường phân cấp quản lý, thẩm định và phê duyệt các dự án nhằm bảo đảm tính hiệu quả cho từng công trình. Lồng ghép các chương trình, dự án cho từng lĩnh vực trên tinh thần phát huy hiệu quả, hạn chế nguồn vốn đầu tư dàn trải, phát huy nguồn lực. Chương trình kiên cố hóa trường, lớp học trong ba năm 2008-2010, có 223 điểm trường được đầu tư mới với tổng số vốn hơn 403 tỷ đồng, giúp các xã vùng sâu, vùng xa xóa trường học ba ca, tạm bợ. Lĩnh vực y tế, công tác xác định khu vực ưu tiên đầu tư, phân bổ vốn theo từng giai đoạn đã giúp hạ tầng y tế toàn tỉnh được củng cố. Trong vòng năm năm từ 2006 đến 2011, hơn 98% số xã đạt chuẩn quốc gia về y tế, 10 bệnh viên tuyến huyện, 11 trung tâm y tế, 41 trạm y tế xã và bốn phòng khám khu vực được đầu tư mới, đã giúp tỉnh cơ bản hoàn chỉnh công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Theo đánh giá của lãnh đạo UBND tỉnh An Giang, đầu tư công trong giai đoạn 2006-2011 đã chú trọng việc lập kế hoạch và bố trí nguồn vốn ưu tiên cho các công trình trọng tâm, trong đó ưu tiên bố trí vốn trả nợ khối lượng hoàn thành, trả nợ và lãi vay đầu tư cơ sở hạ tầng và các công trình dở dang chuyển tiếp. Khi nguồn kinh phí được phân bổ, sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các sở, ngành và UBND tỉnh, địa phương bảo đảm đúng mục đích, không điều chuyển vốn giữa các chương trình, giữa vốn đầu tư và vốn sự nghiệp. Chính yếu tố trên giúp nguồn vốn đầu tư phát huy hiệu quả, các địa phương được thụ hưởng nguồn vốn và các chủ đầu tư buộc phải tính toán, có kế hoạch sử dụng nguồn vốn đúng mục tiêu, đúng thời gian và phát huy hiệu quả.

Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Lê Văn Nưng, thực hiện Nghị quyết 11 của Chính phủ, An Giang tập trung rà soát, giãn, hoãn những công trình chưa thật sự cần thiết, nhưng vẫn đẩy mạnh thi công những công trình dân sinh có vai trò đòn bảy cho kinh tế - xã hội khu vực nông thôn, có 113 công trình giãn, hoãn tổng vốn khoảng 103 tỷ đồng.

Góp phần phát triển nông thôn

Là tỉnh nông nghiệp, dân số khu vực nông thôn chiếm hơn 70% trong cơ cấu dân số địa phương, việc đầu tư phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vai trò then chốt giúp An Giang phát triển kinh tế, xã hội. Quán triệt tinh thần đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, giám sát chặt nguồn vốn, trong giai đoạn 2006-2011, hàng loạt công trình đầu tư hạ tầng nhằm phát triển kinh tế - xã hội nông thôn trên địa bàn tỉnh An Giang đã, đang phát huy hiệu quả to lớn.

Là tỉnh có đồng bằng, miền núi, dân tộc, biên giới, hệ thống giao thông những năm trước đây xuống cấp là vấn đề nhức nhối của địa phương, đến nay hệ thống giao thông nông thôn đã cơ bản nối liền các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ, bảo đảm xe ô-tô lưu thông đến tất cả 136 xã, thị trấn. Đầu tư hệ thống thủy lợi có vai trò cực kỳ quan trọng trong phát triển kinh tế khu vực nông thôn, cả sản xuất và lưu chuyển hàng hóa, cũng như sinh hoạt của người dân. 2.800 công trình kênh mương thủy lợi nội đồng được đầu tư hoàn chỉnh ở 516 tiểu vùng và đê bao kiểm soát lũ với tổng diện tích hơn 205 nghìn ha cùng với 1.248 trạm bơm điện được đầu tư phục vụ tưới tiêu giúp bà con ổn định sản xuất và sinh hoạt.

Một điểm nhấn khác trong thành tích đầu tư công trên địa bàn tỉnh An Giang thời gian qua là đầu tư hoàn chỉnh 412 km đường điện trung thế, 630 km hạ thế với hàng chục nghìn trạm biến áp phân phối với tổng nguồn vốn gần 300 tỷ đồng. Chính nhờ việc đầu tư có trọng điểm, hơn 95% số hộ dân nông thôn được sử dụng điện thường xuyên, trong đó số hộ đã lắp đặt điện kế đạt 87,32% với khoảng 461 nghìn hộ có điện thắp sáng.

Trước tình hình đầu tư công khó khăn, nguồn vốn ngân sách còn nhiều hạn chế, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn nhưng An Giang đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp theo phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm" giúp công tác đầu tư công trên địa bàn tỉnh phát huy hiệu quả tích cực, đưa bộ mặt nông thôn ngày càng phát triển, góp phần thực hiện thắng lợi các Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét